|
Lúa vụ Xuân đang trong giai đoạn làm đòng và trỗ bông, đang có nguy cơ bị bệnh đạo ôn cổ bông (trên các giống nhiễm) và sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 phát sinh, phát triển và gây hại, sẽ có diện tích bị ảnh hưởng đến năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời, hiệu quả
|
|
|
|
Để chủ động phòng, chống chuột gây hại, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra, bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2019. CHi cục Trồng trọt và BVTV hướng dẫn các biện pháp diệt chuột và kỹ thuật an toàn, hiệu quả một số loại thuốc hóa học trừ chuột vụ Xuân 2019.
|
|
|
|
Hiện nay trên đồng ruộng, trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 5 đang vũ hóa rộ và đẻ trứng.So sánh với cùng kỳ năm 2017, mật độ sâu năm nay cao gấp 5 lần, diện phân bố rộng. Để hạn chế thiệt hại do sâu đục thân hai chấm, bảo vệ sản xuất lúa vụ Mùa năm 2018, Chi cục Trồng trọt và BVTV ban hành hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu đục thân hai chấm lứa 5
|
|
|
|
Trước tình hình sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 phát sinh phát triển gây hại gia tăng trên đồng ruộng cả về mức độ và diện tích; ngyaf 12/9/2017 Trạm trồng trọt và BVTV liên huyện quận An Lão, Kiến An ban hành Hướng dẫn số 11/HD-TrT về việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 hại lúa vụ Mùa 2017
|
|
|
|
Thời gian qua, thời tiêt có mưa nhiều, kèm theo các cơn dông là điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lá phát sinh phát triển và gây hại lúa vụ Mùa. Để hạn chế thiệt hại do bệnh bạc lá gây ra việc phòng chống bệnh phải được thực hiện đồng bộ ngay từ đầu vụ từ các khâu: giống, thời vụ, biện pháp canh tác, chăm sóc...
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng giới thiệu Quy trình kỹ thuật phòng, chống bệnh bạc lá lúa của Cục BVTV ban hành kèm theo Công văn số 2049/BVTV-Tv ngày 01/9/2017.
|
|
|
|
Từ cuối tháng 7/2017, rầy lưng trắng lứa 5 gây hại với nật độ cao; để bảo vệ năng suất lúa vụ Mùa, hạn chế thấp nhất thiệt hại do Rầy lưng trắng gây ra Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hải Phòng ban hành Hướng dẫn số 440/HD-TTBVTV về Kỹ thuật phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa vụ Mùa 2017.
|
|
|
|
Thực hiện Kế hoạch chỉ đạo, tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2016-2017 và vụ Mùa năm 2017 của Sở NN&PTNT; Để tiếp tục ngăn chặn kịp thời khả năng bùng phát dịch chuột gây hại sản xuất nông nghiệp năm 2017, Chi cục BVTV Hải Phòng hướng dẫn các biện pháp diệt chuột và kỹ thuật sử dụng an toàn, hiệu quả thuốc trừ chuột CAT 0.25WP.
|
|
|
|
Hiện nay tại 2 xã Kênh Giang, Minh Tân - Thuỷ Nguyên xuất hiện bệnh làm thối rễ, thân, nách lá, quả trên cây bí xanh giai đoạn ra hoa, quả. Theo kết quả giám định, bệnh trên là do một số nấm tồn tại trong đất như Pythium, Fusarium, Phytopthora,..gây ra. Để bảo vệ sản xuất cây vụ Đông, Chi cục BVTV ra hướng dẫn số 422/HD_BVTV vv Quản lý bệnh thối rễ, thân, lá, quả cây họ cà, bầu bí, dưa do nấm gây hại có nguồn gốc từ đất.
|
|
|
|
Hàng năm, sâu đục thân 2 chấm phát sinh từ 6-7 lứa, trong đó quan trọng nhất là lứa 2 (vụ Xuân) và lứa 5 (vụ Mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ. Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Chi cục BVTV Hải Phòng ra hướng dẫn số 350/HD-BVTV vv phòng trừ sâu đục thân 2 chấm lứa 5 hại lúa vụ Mùa năm 2016.
|
|
|
|
Các loài rệp sáp hại chính trên cây ăn quả có múi như: rệp sáp giả cam (có nơi gọi là rệp sáp bông), rệp sáp mềm nâu, rệp sáp vảy đỏ... Các loài rệp gây hại làm giảm phẩm chất quả nghiêm trọng, làm thất thu năng suất.
|
|
|
|
Cây có múi (bưởi, cam, chanh...) thường bị nhện nhỏ gây hại làm giảm năng suất, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Một số loài nhện nhỏ hại chủ yếu trên cây có múi như nhện đỏ cam, nhện rám vàng, nhện trắng...
|
|
|
|
|
Bệnh cháy lá vi khuẩn trên bắp cải do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. campestris gây ra. Đây là bệnh khá phổ biến trên cải bắp, bệnh này làm cháy lá và giảm trọng lượng bắp.
|
|
|
|
Trong số các loại bệnh hại trên rau, bệnh lở cổ rễ là một trong những loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất rau màu, đặc biệt là ở những vùng chuyên gieo ươm cây rau giống.
|
|
|
|
Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phân bón, nông dân cần phải theo dõi và quan sát kỹ diễn biến thời tiết diễn ra trong cả vụ cũng như thời điểm bón để điều chỉnh, chọn lựa loại phân bón cho hợp lý.
|
|
|
|
Bệnh đen thân thuốc lá có thể phá hại trong tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây chủ yếu ở các bộ phận gốc, rễ, thân cây làm chết khô hàng loạt cây con vườn ươm, làm toàn cây khô héo chết ở ruộng sản xuất.
|
|
|
|
Bệnh sương mai (Mốc sương, dịch muộn) là bệnh gây hại nguy hiểm nhất trên cây họ cà (cà chua, khoai tây...). Thiệt hại do bệnh gây nên rất nghiêm trọng, thậm chí thất thu. Để hạn chế thiệt hại do bệnh, cần phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
|
|
|
|
Năm 2013, diện tích lúa bị chuột hại gần 3.000 ha - cao hơn 1,54 lần so với năm 2012. Diện tích bị chuột hại gây mất trắng hơn 120 ha. Các cây rau màu khác cũng bị chuột hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
Năm 2014, khả năng chuột gây hại tăng hơn cả về mức độ và diện tích. Để bảo vệ sản xuất, hạn chế thiệt hại do chuột đến mức thấp nhất; Chi cục BVTV hướng dẫn một số biện pháp diệt chuột.
|
|
|
|
Bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum gây hại trên cà chua, khoai tây được mô tả đầu tiên bởi Masse G.E ở Anh vào năm 1895, đây là bệnh hại quan trọng trên cây cà chua ở ít nhất 32 nước trên thế giới. Ở nước ta cà chua, khoai tây là những cây thực phẩm trồng trên cạn có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại hiệu quả kinh tế. Nhưng hàng năm cà chua, khoai tây thường bị bệnh héo vàng gây hại làm giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Bệnh thường thấy nhiều ở vụ có thời tiết nóng, nhiệt độ trong vụ trồng cà chua, khoai tây trên 250C.
|
|
|
|
Sâu Đục thân lúa bướm hai chấm là đối tượng dịch hại quan trọng nhất trên lúa chúng gây hại cả hai vụ lúa (Đông xuân và vụ Mùa). Thiệt hại do chúng gây ra ở giai đoạn lúa làm đòng- trỗ bông rất nghiêm trọng, thậm chí gây mất mùa nếu không được phòng trừ hiệu quả.
Một số nghiên cứu về đặc tính sinh học của sâu non sâu Đục thân lúa bướm hai chấm phần nào giúp cán bộ kỹ thuật phục vụ cho công tác chỉ đạo phòng trừ đối tượng này.
|
|
|
|